Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Làm thế nào để chọn 1 cây đàn guitar ưng ý?

Làm thế nào để chọn 1 cây đàn guitar ưng ý?



Chọn đàn guitar là một vấn đề được khá nhiều bạn quan tâm , shop gửi tới ae một số điểm nổi bật khi chọn đàn , hy vọng giúp các bạn chọn được 1 cây đàn như ý nhé

Có rất nhiều tiêu chí để chọn đàn , tuy nhiên 2 vấn đề lớn nhất được quan tâm là âm thanh và kết cấu của đàn

1 - Âm thanh

 Cái quan trọng nhất ở cây đàn là âm thanh, là linh hồn của cây đàn. Có vài phương pháp để thử:

- Đưa theo một vài người bạn có độ tai nghe tốt về sự cảm nhận âm sắc và biết đánh đàn .

- Dùng nhiều cây đàn để so sánh

* Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh cây đàn :

- Độ ngân của tiếng đàn tính từ lúc gảy cho đến khi tiếng tắt 
- Độ vang : Tiếng vang giữ lại trong thùng đàn , chứ ko trôi đi luôn
- Âm sắc : Chất lượng từng tiếng đàn
- Cao độ của nốt nhạc  : Các dây trầm và dây trung phải tương ứng nhau về cao độ
- Độ rõ tiếng : Phân biệt các tiếng trong cùng một chùm nốt

Hiếm khi có cây đàn nào âm thanh của nó trở nên hay hơn theo thời gian, nếu cây đàn không phải là loại đã được thẩm âm và đạt yêu cầu chất lượng âm thanh ngay từ lúc ban đầu đã chọn  ( Vấn đề bảo quản cũng không kém phần quan trọng )



* Âm thanh của cây đàn

- Độ ngân: Một số cây đàn khi âm thanh phát ra vừa phải nhưng ngân lâu, trong khi có đàn âm phát ra rất vang song lại nhanh tắt .Để kiểm tra về độ ngân bạn có thể dùng một số dụng cụ đếm như đồng hồ có kim giây , hoặc máy đập nhịp... Bạn đếm từ lúc đàn bắt đầu gảy cho lúc âm tắt . Bạn sẽ thấy nhiều thực tế thú vị khi thử với nhiều cây đàn khác nhau. Về độ ngân, thường những nốt trầm sẽ ngân lâu hơn các nốt cao

- Độ vang : Nơi thử đàn tốt nhất là ở ngoài trời. Khi thử âm của đàn, cần có một cây đàn khác ( vài cây càng tốt ) để làm chuẩn so sánh, và tất nhiên nên có thêm một vài ai đó đánh chúng giúp bạn và quan trọng là nghe giùm bạn . Các bạn có ý định dùng Ampli điện để tăng âm, thì độ vang không phải là tiêu chuẩn hàng đầu nữa, mà là các tiêu chuẩn còn lại.

- Âm sắc: Phụ thuộc vào chất gỗ (Gỗ nguyên tấm , gỗ ép , loại gỗ chế tác ) và công nghệ làm đàn , có cây đàn tiếng rất ấm , có cây tiếng đanh ....  phần này người chơi lựa chọn đàn đa phần mang tính chủ quan . Tiếng cây đàn này rất tuyệt đối với tôi ,xong có thể chẳng gây ấn tượng gì với bạn

- Cao độ của nốt nhạc : Đây cũng là một phần của chất lượng âm thanh vì nếu tiếng đàn bị sai lệch khi đánh sẽ rất khó nghe. Nhưng có thể khắc phục bằng cách kiểm tra độ chính xác của các thanh frets, phím ,ngựa đàn v....v…
Có vài cách thử độ chính xác của âm, hãy thử bằng cách nhiều người biếtnhất :
Đánh từng dây một ở phím 12, sau đó đánh bôì âm ( Natural harmonic ) cũng tại phím này, cao độ của chúng phải giống nhau. Nếu đúng vậy, chứng tỏ cầu ngựa đàn đặt đúng vị trí.
Có một điều khá thú vị là rất hiếm cây đàn trên thị trường hiện tại đạt độ chuẩn mực 100% về cao độ của tất cả nốt nhạc trên cần đàn, mức độ thường chỉ là tương đối

- Độ rõ : Phần này thường chỉ dành cho các guitarist đã chơi lâu năm và có khả năng cảm âm tốt , độ rõ ở đây là phân biệt được từng tiếng trong một chùm nốt , khi đánh nhiều nốt các nốt không bị lấn át lẫn nhau

2. Tình trạng kết cấu 

- Thùng đàn guitar
Thùng đàn có rất nhiều kiểu dáng to nhỏ , tùy theo thân hình hoặc sở thích , thể loại nhạc của người chơi mà lựa chọn dáng đàn phù hợp

Về phần kỹ thuật , cân kiểm tra cấu tạo bên trong đàn, gõ nhẹ mặt và lưng đàn xem có thanh nan nào bị gãy hay hở keo ko? Hiện tượng này cũng là nguyên nhân gây ra làm cho dây bị rè . Kiểm tra độ phẳng của mặt trước của đàn

Lấy tay rà kỹ trên thùng đàn đề phòng có vết nứt, kiểm tra chỗ nối cổ đàn với thân đàn , lưng đàn, các gờ đàn , kiểm tra các mối nối  

- Cần đàn
Kiểm tra độ cao từ mặt cần đàn và các phím đến dây đàn ( hay còn gọi là Action ) : Độ cao này có một tiêu chuẩn nhất định , nhưng trên thực tế đa phần phụ thuộc vào người chơi , người chơi đa phần đánh nhẹ có thể hạ action tối đa , nếu đánh mạnh cần nâng lên một chút 
Cần đàn có rất nhiều kích cỡ, tùy thuộc vào tay người chơi và sở thích , các bạn tự chọn cho mình cần đàn sao cho thuận tiện nhất khi chơi  

---------------------------------------------------------------------------------
Bài viết tham khảo tài liệu của bạn blackcat_sniper  diễn đàn Guitarpro.vn 
Các bạn có thắc mắc về vấn đề chọn đàn có thể liên hệ với mình theo số này nhé :
0169 678 1258

Cảm ơn các bạn đã đọc , chúc các bạn chọn được cây đàn ưng ý !



Các bài viết khác : 
Cấu tạo và chức năng các phần của guitar 
https://www.facebook.com/notes/guitar-2nd-shop/cấu-tạo-và-chức-năng-các-phần-của-guitar/670407226342620

Tìm hiểu về gỗ nguyên tấm và gỗ ép

https://www.facebook.com/notes/guitar-2nd-shop/tìm-hiểu-về-gỗ-nguyên-tấm-và-gỗ-ép/654715217911821

Cách bảo quản đàn guitar hiệu quả nhất ^^

https://www.facebook.com/notes/guitar-2nd-shop/cách-bảo-quản-đàn-guitar-hiệu-quả-nhất-/567170213332989

Người mới chơi guitar nên dùng classic hay acoustic ^^

https://www.facebook.com/notes/guitar-2nd-shop/người-mới-chơi-guitar-nên-dùng-classic-hay-acoustic-/567164510000226

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Tìm hiểu về gỗ nguyên tấm và gỗ ép

Tìm hiểu về gỗ nguyên tấm và gỗ ép 




1. Cấu tạo :

Gỗ nguyên tấm ( Solid ) hay còn gọi là gỗ thịt , là gỗ được xẻ từ cây , không pha gỗ tạp



Gỗ ép ( Laminate ) có nhiều loại :

- Gỗ được ép từ các vụn gỗ , loại gỗ này thường không nhìn thấy các đường vân gỗ

- Gỗ ép nhiều lớp , thường là ép 2 hoặc 3 lớp đối với guitar , nhìn thấy đường vân gỗ

 +Ép 2 lớp : 1 lớp gỗ tạp , 1 lớp gỗ thật rất mỏng  

 +Ép 3 lớp : 1 lớp gỗ tạp ở giữa , 2 bên ngoài là gỗ thật được xẻ mỏng





2. Nhận biết gỗ nguyên tấm và gỗ ép



Mặt trước ( Top ) :


Gỗ nguyên tấm , sẽ nhìn thấy các đường vân chạy vào ở lỗ thoát âm


Gỗ ép : đường vân đứt đoạn ở giữa




Mặt sau ( Back )  Qua 2 bước : 

Bước 1 :  Nhìn vào trong thùng đàn , xem mặt sau có thanh chia đôi thùng đàn hay chia 3 thùng đàn không ?  Nếu không có thì đàn gỗ ép , nếu có thì cần xem xét tiếp



Không có thanh chia đôi thùng đàn  


Có 1 thanh chia đôi thùng đàn 

 


Có 2 thanh chia thùng đàn làm 3 phần

  



Bước 2  : Đối với các đàn có thanh chia đôi hay chia 3 thùng đàn , có thể là gỗ ép hoặc là gỗ nguyên tấm

Gỗ nguyên tấm : Nhìn bên ngoài và bên trong thùng đàn các đường vân trùng với nhau là gỗ thật

Gỗ ép : Vân gỗ bên trong thùng khác vân gỗ ngoài thùng , một số đàn giá trị cao , cần nhìn thật kỹ mới thấy rõ đc



Với những cây đàn sơn phủ kín ngoài đàn , mặt bên ngoài không nhìn thấy vân gỗ , ta có thể dùng cách gõ thùng , thường gỗ ép mặt sau sẽ gõ nghe vang hơn là gỗ nguyên tấm , bước này tương đối khó . Những cây đàn giá trị cao hiếm khi sơn phủ kín không nhìn thấy gỗ nên gần như ít khi phải sử dụng tới cách này 



3. Tính chất gỗ 

Gỗ nguyên tấm thường mềm

Gỗ ép cứng hơn ,ít chịu ảnh hưởng của thời tiết , thường được làm ở cần đàn giúp tăng chịu lực



4.Ảnh hưởng tới  âm thanh 



Mặt trước ( Top ) : Mặt trước thường được làm bởi gỗ thông , giúp tạo độ vang cho đàn

+ Gỗ nguyên tấm : Gỗ nguyên tấm mềm nên giúp tạo cho đàn độ vang và ngân khá lớn

+ Gỗ ép : Gỗ ép khá cứng , vì vậy làm giảm dao động của âm thanh , âm của đàn thường vang và ngân nhỏ hơn đàn cùng loại nhưng làm bởi gỗ nguyên tấm



Mặt sau ( Back ) : Mặt sau quyết định phần lớn âm thanh trầm ( bass ) hoặc âm thanh cao ( treble ) của guitar , vì tính chất này nên giá trị cây đàn mặt sau gỗ nguyên tấm thường cao hơn nhiều so với gỗ ép

+ Gỗ nguyên tấm : Thường cho âm thanh tốt nhất

+ Gỗ ép : tùy loại

Gỗ ép vụn gỗ : ít thể hiện âm bass hay treble cụ thể

Gỗ ép 2 hay 3 lớp :  âm thanh thể hiện được một phần



Một cây đàn guitar hay được làm nên bởi nhiều yếu tố , và gỗ làm đàn chiếm phần khá lớn trong số đó ^^



Xem thêm tại : https://www.facebook.com/Guitar2ndShop

Pickup và EQ là gì ???

1. Pickup Guitar 

- Pickup là thiết bị để nhận tín hiệu âm thanh từ guitar, sau đó truyền ra hệ thống âm thanh bên ngoài:

+ Pickup giúp cho âm thanh mộc của guitar được khuếch đại lên gấp nhiều lần khi biểu diễn trên sân khấu

+ Pickup dùng trong thu âm sẽ giúp cho tín hiệu thu âm được “sạch” hơn, không bị lẫn tạp âm bên ngoài


- Ưu điểm : không phải đục đàn để lắp , có thể sử dụng được trên nhiều đàn
- Nhược điểm : Trừ các loại pick up cao cấp , khá đắt tiền thì thường pick up không có bộ phận điều chỉnh âm thanh , không thể điều chỉnh sự cân bằng âm thanh theo ý muốn



2. EQ 

- EQ viết tắt của chữ Equalizer: Bộ cân bằng âm thanh

- EQ là một thiết bị được thiết kế nhằm làm thay đổi tính chất âm thanh khi âm thanh đi qua nó

a . Các nút chức năng cơ bản của EQ?
- Volume: chỉnh âm lượng (độ to nhỏ của âm thanh)

- Treble (cao): chỉnh âm sắc của các dải tần cao

- Middle (trung): chỉnh âm sắc của các dải tần trung. Ở một số EQ cao cấp có thể được chia thành:

+ High middle: Trung cao

+ Low middle: Trung thấp

- Bass (trầm): Chỉnh âm sắc của các dải tần thấp

* Ngoài ra trên EQ còn có thể có thêm các nút như:

- Presence: Chỉnh âm sắc của các dải tần cao (cao hơn treble)

- Phase (Pha): Đảo chiều tín hiệu âm thanh.
+ Sử dụng nút bấm này trong trường hợp bạn kết nối ra hệ thống âm thanh mà có hiện tượng lạ, không bình thường.

- Battery check: Kiểm tra pin còn hay hết (Có 1 đèn LED nhỏ để báo hiệu)

- Blend : Bắt tiếng thùng đàn , thích hợp đối với chơi finger style ^^


b. Ưu nhược điểm của EQ

Ưu điểm : có thể điều chỉnh âm thanh theo ý muốn , tăng giảm các dải âm thanh
Nhược điểm : Vì phải đục
guitar để lắp nên không phải đàn nào cũng lắp được ,eq khi lắp đặt xong thường gắn cố định trên đàn , không thể thay đổi được 


Sưu tầm ^^

Xem thêm tại : https://www.facebook.com/Guitar2ndShop


Đàn guitar Trung Quốc và các cách nhận biết

Cách Nhận Biết Đàn Guitar Trung QuốcTakamine 
Made in China
Takamine Made in China

Hiện nay, trên thị trường đàn guitar , rất nhiều đàn Made in China ồ ạt tràn sang thị trường Việt Nam với vẻ ngoài cực kỳ bóng bẩy, bắt mắt. Người Trung Quốc quá hiểu rõ tâm lý người Việt Nam chúng ta , cái gì cũng muốn ngon-bổ-rẻ mà lại đẹp ^^

Đàn Ghita Trung Quốc :

Đẹp, nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng , độ tinh xảo rất cao.

Rẻ : Bạn không thể tin được Trung Quốc có thể sản xuất được đàn cực đẹp chỉ với khoảng 11$ mà bạn cứ nghĩ rằng đàn này phải 1 triệu VND

Âm thanh : Thời gian đầu âm của đàn Tàu rất vang nhưng sẽ giảm dần theo năm tháng , vì đa phần đàn làm bằng gỗ ép công nghiệp , chất lượng rất kém

Tuổi thọ : Thường đàn Trung Quốc đa phần sau một thời gian ngắn sử dụng thường xuất hiện rất nhiều lỗi : vênh mặt đàn , bí tiếng ( độ ngân của tiếng đàn rất ngắn) ….và điển hình là lỗi cong cần nặng khó khắc phục Với tất cả các sản phẩm từ Trung Quốc thì ai cũng hiểu về chất lượng của nó rồi.

Vậy tại sao rất nhiều người mua đàn Made in China với giá không rẻ tí nào ???

Thứ nhất : Đẹp

Thứ hai : Do nhà buôn, các cửa hàng , luôn gợi ý cho khách hàng mua đàn china bởi lợi nhuận cực cao.

Thứ ba : Đàn China luôn đội lốt các hãng đàn nổi tiếng nên các bạn bị nhầm tưởng hoặc nếu bạn có hỏi người bán hàng người ta sẽ cố gắng nói tránh đi.  Ví dụ như đàn này là đàn từ Đài Loan hoặc người ta sẽ không trả lời là đàn xuất xứ từ đâu mà chỉ nói thương hiệu ABC nàylà hãng của USA chẳng hạn. Một số hãng đàn china dễ nhận thấy trên thị trường Hà Nội : Kapok , Stagg , Ibazez , Adonis , Dove , Vitoria,Deviser, Talent , Famosa  …
Victorira 
Made in China
Victorira Made in China
Kapok
Made in China
Kapok Made in China


Có nên mua đàn Trung Quốc không ? 

Thực ra nếu đàn Trung Quốc mà bán đúng giá thì có thể mua loại rẻ tiền, không nên mua loại cao tiền.Ví dụ nếu người buôn nhập đàn về là 400k mà bán ra 450k hoặc cùng lắm là 600k thì có thể mua. Nhưng đa số đàn Trung Quốc nhập về 400k thì các cửa hàng hầu như đều bán 800k -1tr2 mà người không biết vẫn khen rẻ.

Một điểm mà mình đã từng được trải nghiệm là xưởng đàn Trung Quốc sản xuất hàng loạt đàn giống nhau , sau đó in , phun màu khác nhau , lấy tên các thương hiệu nổi tiếng , nhằm tăng giá trị cây đàn ^^


Đặc điểm để nhận biết đàn Trung Quốc :

 " Rất đẹp , màu sắc sặc sỡ và rất bắt mắt " 

Độ tinh xảo cao : Các bạn có thể coi các góc cạnh, các chỗ ghép, phím đàn : tất cả đều trơn mịn, hầu như không có lỗi.Thường có tên các thương hiệu nổi tiếng ở đầu cần đàn

.Ở Việt Nam vấn đề bản quyền ko bao giờ được quan tâm vì thế các loại đàn China có mác của các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng là chuyện rất bình thường. Những đặc điểm trên là những đặc điểm mà các đàn guitar nước ngoài nổi tiếnghoặc đàn Việt Nam hàng xuất khẩu, hàng được làm rất kỹ mới có được, loại này thường giá rất đắt.

Kiểm tra chất gỗ : Đa phần đàn Trung Quốc đều làm từ gỗ ép , một cách đơn giản để kiểm tra đàn của bạn có phải là gỗ thật hay gỗ ép đó là so sánh vân gỗ ở mặt trong và mặt ngoài. Nếu như vân khớp nhau thì khả năng cao đó là gỗ nguyên tấm ( solid )  còn lệch nhau là gỗ ép hoặc gỗ dán.


Nếu bạn ở Việt Nam bạn nên chọn đàn gì ?

Nên chọn đàn guitar Việt Nam: Vì trình độ làm đàn của Việt Nam không thua kém gì các loại đàn khác trên thế giới. Đàn Việt Nam thậm chí được xuất khẩu rất nhiều ra nước ngoài. Điều đặc biệt là gỗ làm đàn ghi ta Việt Nam rất tốt, phù hợp với khí hậu nóng ấm, giá cả lại phải chăng.Nếu bạn có nhiều tiền có thể mua đàn của nước ngoài. Hiện tại rất ít cửa hàng nhập loại này về vì đắt mà bán được ít, vì thế đàn loại này chủ yếu là hàng xách tay, phải gặp mới mua được.

Bài viết có sử dụng tài liệu một vài bài viết của member trên diễn đàn Guitarpro.vn

Cảm ơn mọi người đã đọc 

Xem thêm tại : https://www.facebook.com/Guitar2ndShop

Dây đàn guitar và những câu hỏi thường gặp ^^

Qua thời gian chơi đàn , mình thấy khá nhiều ae thắc mắc vềvấn đề dây đàn , mình xin gửi tới ae bài viết này , hy vọng ae hiểu đc rõ hơn về dây đàn khi chơi ^^

1 . Kích cỡ dây đàn Hiện tại trên thị trường acoustic có 3 loại dây được sử dụng nhiều nhất là :dây cỡ 10 , dây cỡ 11 , và dây cỡ 12 (đơn vị inch )

Kích cỡ dây càng lớn thì lực căng càng lớn . Dây cỡ càng lớn tạo âm lượng lớn , đặc biệt là tăng âm trầm ( hay âm Bass )  , điều đó một phần giải thích tại sao dây đàn bass guitar kích cỡ rất lớn là vậy .

- Dây đàn càng căng thì độ rung của dây càng nhỏ , tránh bị chạm phím khi chơi đàn , tuy nhiên lực bấm tay vào phím đàn khá lớn , đối với những bạn mới tập chơi , sẽ khá khó khăn

Cách xem kích cỡ dây đàn : Thường nhìn vào các bộ dây , các bạn sẽ thấy nó ghi dây số 1 ( Dây mí ) là 0.10 , 0.11 , 0.12 ... ( đơn vị là inch ) Đây chính là kích cỡ của dây đàn .

Guitar Classic kích cỡ dây khác guitar acoustic, dây guitar classic thường kích cỡ khá lớn ( do được cấu tạo bởi sợi nilon ) Dây Cỡ 12 inch
Dây Cỡ 12 inch
Dây cỡ 11 inch
Dây cỡ 11 inch

2 . Thay dây sắt vào dây nilon và ngược lại
Nếu muốn bạn có thể thay được chúng với nhau , tuy nhiên không nên làm vậy

a. Ảnh hưởng tới cấu trúc đàn :
  Lực căng dây của mỗi loại dây khác nhau, đối với dây kim loại , lực căng lớn hơn nhiều so với dây nilon , nó dễ làm phá vỡ  bề mặt của đàn , gây cong vênh mặt đàn , cong cần ( điều này ít ra với trường hợp lắp dây nilon vào đànacoustic )

Để xử lý vấn đề này , cách duy nhất là khi căng dây đàn ,  căng thấp dây so với  dây chuẩn , nhằm giữ sự ổn định cho đàn .

Dây nilon nếu lắp vào đàn acoustic thì tương đối khó khăn và phải điều chỉnh lại lược đàn với ngựa đàn sao cho khoảng cách giữa dây và phím phù hợp , tránh bị chạm phím

Dây nilon mềm và sợi to , lắp vào acoustic là đàn cần nhỏ, khá khó bấm vìdây mềm , co giãn lỡn , khi chơi rất dễ chạm tay vào dây khác

b ) Ảnh hưởng tới tiếng đàn :
Một cây đàn tiếng hay hay không nằm ở phần lớn kỹ thuật đóng đàn , đặc biệt nhất chính là cấu tạo nan đàn dưới mặt trc , mỗi cấu trúc nan cho một đặc trưng về âm thanh riêng , việc lắp dây như vậy thường làm mất đi đặc trưng về âm thanh của mỗi loại đàn .
Nan đàn guitar ở mặt trước
Nan đàn guitar ở mặt trước

Cấu trúc nan phía trước mặt đàn quyết định tiếng trầm ( bass) hay tiếng cao (treble ) ở các vị trí dây đàn .
Đàn Classic tiếng thiên về âm trầm 
( âm bass ) , khi lắp dây kim loại vào ,tiếng bass sẽ khá lớn , tiếng treble khá đanh thép , âm lượng chung tăng nhiều
Đàn Acoustic thiên về âm cao ( treble ) , khi lắp dây nilon , âm treble giảm đáng kể , âm bass khá nhỏ , âm lượng chung giảm nhiều


Có một trường hợp cũng khá hay là người chơi đàn tay trái mua đàn bình thường rồi lắp ngược dây , cách này cũng có thể được , tuy nhiên về tiếng đàn sẽ bị đảo lộn , vì cấu trúc không đối xứng của các nan đàn dưới mặt đàn , khi đó âm treble thì tiếng trầm nhiều , âm bass thì pha lẫn tiếng treble



3. Bảo quản dây đàn

-Hạn chế chơi đàn ra mồ hôi tay , hoặc lau tay khô trước khi chơi đàn , vì chất muối trong mồ hôi tay dễ bào mòn và gây hỏng dây đàn
-Không dùng dầu ăn để tăng độ trơn cho dây đàn : trường hợp này mình cũng nghe kể từ kha khá người , tuy nhiên dầu ăn có tính chất nóng lên chơi nhiều ở tốc độ cao , rất dễ phá hỏng dây đàn , để bôi trơn dây dàn một cách hiệu quả , cácbạn có thể dùng các loại dầu bôi trơn dành riêng cho guitar nhé 
- Sau khi chơi xong nên lau nhẹ dây bằng khăn mềm , tránh bụi bẩm bám vào dây ,lâu ngày sẽ ngấm sâu vào trong lõi dây, gây ra sự ăn mòn , nó một phần cũng gây mất thẩm mỹ cho đàn 

4 Một số lưu ý khi thay dây đàn :Tùy theo mức độ mà người chơi sử dụng , thường sau một thời  gian nhất định ( vài tuần tới vài tháng )người chơi có thể thay dây đàn 
Thường sau khi lắp dây vào đàn , lúc căng dây kim loại , cần nhích khóa đàn lên từng chút một , tránh giãn dây liên tục , dễ gây đứt dây đàn . 
Hạn chế sử dụng máy quay dây khi vặn chỉnh dây đàn , đặc biệt với đàn cũ , vì dễ gây vỡ khóa đàn !

  Cảm ơn các bạn đã đọc ạ ^^

Xem thêm tại : 
https://www.facebook.com/Guitar2ndShop

Khoảng cách giữa dây và phím đàn - Action guitar

Khoảng cách giữa dây đàn guitar và mặt phím , hay còn gọi là action
- Action càng cao càng khó chơi, do khó bấm hoặc giữ dây
- Action quá thấp thì có thể gây ra vấn đề dây bị “rè” do khi dao động dây chạm vào phím đàn


1. Độ cao tiêu chuẩn của Action 
    Action được đo tại 2 điểm:
          - Tại phím 1: Phím 1 action cao hay thấp phụ thuộc vào lược đàn (nut)
          - Tại phím 12: Phím 12 action cao hay thấp phụ thuộc vào xương ngựa đàn (saddle)



***** Với đàn Acoustic Guitar
- Phím 1:
     Phía 3 dây treble (dây 1,2&3): ~0,5mm
     Phía 3 dây bass (dây 4,5&6): ~0,9mm
- Phím 12:
     Phía 3 dây treble (dây 1,2&3): ~2 - 2,5mm
     Phía 3 dây bass (dây 4,5&6): ~3,2-3,8mm



***** Với đàn Classic Guitar
- Phím 1:
     Phía 3 dây treble (dây 1,2&3): ~0,45mm
     Phía 3 dây bass (dây 4,5&6): ~0,85mm
- Phím 12:
     Phía 3 dây treble (dây 1,2&3): ~2,5mm
     Phía 3 dây bass (dây 4,5&6): ~3,5mm




***** Với đàn E. Guitar
- Phím 1:
     Phía 3 dây treble (dây 1,2&3): ~0,4mm
     Phía 3 dây bass (dây 4,5&6): ~0,8mm
- Phím 12:
     Phía 3 dây treble (dây 1,2&3): ~1,2 - 1.5 mm
     Phía 3 dây bass (dây 4,5&6): ~2 - 2,5mm




2. 3 điểm để giải quyết vấn đề action

a) Điều chỉnh Truss Rod ( hay còn gọi là ty chỉnh cần đàn )
- Truss rod là 1 thanh thép được đặt nằm giữa cần đàn (neck) & mặt phím (fretboard)
- Truss rod có 2 công dụng:
   Vặn chặt hoặc thả lỏng truss rod sẽ giúp cho cần đàn ưỡn lên hoặc võng xuống => nghĩa là action sẽ thấp hoặc cao hơn
  Tăng cường độ cứng cho cần đàn, giúp cây đàn tránh được vấn đề cong cần.
* Lưu ý: Thường thì Truss rod chỉ có ở đàn guitar acoustic, điện hoặc bán cổ điển. Guitar cổ điển sẽ không có bộ phận này ( Nhưng hiện này cũng có 1 số nhà làm đàn cũng sử dụng Truss rod cho đàn classic)


b) Điều chỉnh lược đàn (nut)
- Nếu sau khi bạn đã được chỉnh truss rod mà vẫn cảm thấy action guitar đàn bị quá cao hoặc quá thấp bạn hãy nghĩ đến việc điều chỉnh lược đàn
- Sử dụng giấy nhám mài hoặc dùng miếng bìa giấy,để hạ thấp hoặc nâng cao lược đàn (miếng xương ở đầu cần đàn) sẽ giúp thay đổi action của đàn.



c) Điều chỉnh yên ngựa đàn (miếng xương )
- Sử dụng dũa thép bảng, giấy nhám mài hoặc dùng miếng bìa giấy, để hạ thấp hoặc nâng cao xương đàn sẽ giúp thay đổi action của đàn



*** Hướng dẫn điều chỉnh yên ngựa ( saddle ) và lược đàn ( nut )


*** Hướng dẫn diều chỉnh Truss Rod

Theo Chú Vinh & blackcat_sniper Guitarpro.vn



Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Cách bảo quản guitar hiệu quả nhất ^^

Cách bảo quản đàn guitar hiệu quả nhất ^^

Bảo quản đàn guitar , một vấn đề khá hot hiện giờ , mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm ít ỏi của mình , mời ae cùng đàm đạo ^^

1 . Vị trí để đàn : Nơi khô ráo , thoáng mát

Nhiệt độ : Không nên thay đổi nhiệt độđột ngột cho đàn ,tránh để những nơi nhiệt độ cao như gầnbếp , lò sưởi , hay để ngoài trời vì nó ảnh hưởng tới chát chất keodính ở đàn ( keo có thể bị chảy ... )

Độ ẩm : Độ ẩm càng lớn thì tình trạng biến dạng của đàn càng cao , với những nơi có độ ẩm cao, nên để vào tronghộp đàn những gói hút ẩm ( chú ý là không để quá nhiều gói chống ẩm ) , hoặc để đàn trong phòng có độ ẩm thích hợp (có điềuhòa).



2 . Cách để đàn : Để đàn vào trong bao đàn , có thể treo hoặc dựng đàn tùy ýVề phần này có một vấn đề nhỏ , mình thấy nhiều nơi dùng dây buộc vào phần chỉnh dây đàn ( bộ khóa đàn ) và treo lên giá hoặc lên tường
Thường thì điều này "về lâu về dài" sẽ ảnh hưởng tới khóa đàn guita , một mình khóa đó chịu lực nặng của cả cây đàn , vì vậy rất dễ gây hỏng khóa đàn
Nếu muốn treo đàn bạn cất đàn vào bao đàn và dùng móc treo của bao đàn là ok nhất


3 . Vệ sinh đàn :  Thường 2 -3 tháng một lần

Dùng khăn mềm lau đàn , phím đàn
Với phím đàn thì tháo từng dây một , sau đó lau , tránh tháo hết toàn bộ dây và lau .
Đối với những cây guitar sơn mờ ( sờ thấy bề mặt đàn thấy ráp ráp ) thường đàn được phủ bên ngoài một lớp sơn rất mỏng , vì vậy cần nhẹ tay , tránh xây xước trong quá trình lau đàn
Đặc biệt , không dùng chất đánh bóng đàn trong trường hợp guitar sơn mờ , nó sẽ đánh bay toàn bộ lớp sơn của đàn :))

5 . Thay dây đàn
Nên thay từng dây một, tránh tháo hết dây ra rồi mới lắp cả vào. Tuyệt đốicấm kị việc cắt dây đàn, vì mặt đàn sẽ bị thay đổi lực quá đột ngột , về lâu về dài dễ bị biến dạng mặt đàn :D


6 . Bảo quản đàn khi ít dùng


Một thời gian không chơi đàn thì nên vặn trùng dây xuống , nó giúp bảo quản cần đàn tốt hơn , tránh bị cong cần . Nhiều khi có những bạn xót đàn không bao giờ dám lấy ra , đàn không được chơi thườngxuyên nó sẽ xuống cấp, nếu không đến mức bị biến dạng vật lý thì tiếng đàncũng sẽ kém đi nhiều


Cảm ơn mọi người đã đọc ^^
https://www.facebook.com/Guitar2ndShop